Thiết kế xà gồ phụ thuộc vào yếu tố gì?
Yếu tố đầu tiên cần phải chú ý khi thiết kế đòn tay. Đó chính là tải trọng của mái phụ và độ dài của tấm lợp mái được sử dụng. Bởi vì 2 yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến đòn tay. Ngoài ra, trọng lượng của tấm lợp mái cũng rất quan trọng trong thiết kế đòn tay. Nếu bạn thiết kế tấm lợp mái có trọng lượng quá nặng, bạn sẽ cần phải tốn nhiều đòn tay hơn, làm hệ vì kèo chính trở nên nặng nề hơn. Còn khi sử dụng tấm lợp nhẹ, bạn sẽ không cần phải tốn nhiều chi phí cho đòn tay và hệ vì kèo.
Lớp ván gỗ hay tấm kim loại được sử dụng cho mái và tường phải có sự tương ứng với chiều dài và trọng tải của các xà gồ. Tấm lợp mái có tác dụng như một màng chắn gió mưa, động đất với hệ thống giằng ngang ở bên dưới. Khoảng cách giữa các đòn tay trên mái nhà và đòn tay tường thường là từ 4 cho đến 6.
Thanh treo được trang trí giúp truyền tải trọng lượng của đòn tay cho bộ phần hỗ trợ. Không những thế thanh treo còn được sử dụng để kiểm soát độ chênh lệch của dầm được tăng cứng và đòn tay. Thanh treo này phải được sử dụng cho toàn bộ chóp mái công trình.
Hình dạng của các loại đòn tay
Trong nền công nghiệp xây dựng, hình dạng và cấu trúc sẽ được thiết kế sao cho phù hợp với mô tả trên bản vẽ và các tài liệu đi kèm. Những đoạn hình máng, có thép hình tăng cứng hoặc không có sẽ được tham chiếu như hình chữ C. Đoạn hình máng không có thép hình tăng cứng thì được tham chiếu dạng hình chữ U. Điểm phần đối xứng được tham chiếu như hình dạng chữ Z. Vì vậy, đối với các công trình xây dựng bằng vật liệu thép, vật liệu phụ như xà gồ và dầm tường thường có dạng hình chữ C, chữ U và chữ Z.
Vì sao nên tính khoảng cách xà gồ mái nhà?
Như những gì đã biết, trong thi công lợp mái thì đòn tay luôn đóng vai trò là khung chống đỡ cho toàn phần mái. Do đó việc tính khoảng cách đòn tay là công đoạn vô cùng quan trọng. Nhằm mang đến những lợi ích xuyên suốt quá trình thi công và sử dụng. Các tác dụng cụ thể như:
- Giúp đòn tay được bố trí đúng tiêu chuẩn, nhờ vào đó nâng đỡ cho phần mái ở phía trên. Mái nhà sẽ được chắc chắn và an toàn, đảm bảo toàn bộ kết cấu.
- Nên tính toán khoảng cách xà gồ lợp mái một cách hợp lý. Nếu tính không chuẩn sẽ tạo ra nhiều sai sót khi đóng tấm lợp vào đòn tay. Hậu quả làm gây ra tình trạng phải tháo ra và đóng lại nhiều lần tốn thời gian công sức. Nếu không may làm tấm lợp bị hỏng thì bắt buộc phải thay mới hoàn toàn.
- Tính khoảng cách đòn tay cho mái công trình giúp hỗ trợ cho quá trình thi công diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời còn giúp cho việc lắp đặt đòn tay đúng kích thước, tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Đảm bảo được độ an toàn khi lắp đặt, thi công và sử dụng của toàn bộ công trình. Giúp người sử dụng tiết kiệm được nhiều chi phí sửa chữa và đảm bảo tuổi thọ cho mái lợp.
Các yếu tố chính để xác định khoảng cách đòn tay cho mái lợp
Độ dày của vật liệu cấu tạo mái
Các vật liệu được nói đến bao gồm xà gồ hay còn gọi là đòn tay, kèo và tấm tôn, ngói để lợp mái. Độ dày của tất cả những thứ ở trên sẽ ảnh hưởng đến việc xác định khoảng cách đòn tay lợp mái.
Độ dốc của mái công trình
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu được. Có tác dụng để chuẩn bị các nguyên vật liệu và tính được khoảng cách đòn tay. Độ dốc phụ thuộc vào chiều dài của mái cần thoát nước, loại tấm lợp mái được sử dụng. Và lưu lượng nước mưa tại nơi thi công và tính thẩm mỹ.
Công thức tính độ dốc của mái lợp: Độ dốc mái tôn = chiều cao mái/ chiều dài mái.
Các lưu ý khi thiết kế đòn tay
Khi thiết kế đòn tay đầu tiên phải phụ thuộc độ dài của tấm lợp mái được sử dụng và tải trọng của mái phụ.
Bên cạnh đó, trọng lượng của tấm lợp cũng là yếu tố tương đối quan trọng. Nếu như tấm lợp có trọng lượng nặng sẽ phải tốn nhiều xà gồ hơn và hệ vì kèo sẽ trở nên nặng hơn. Đòn tay thường được cân đối bởi tỷ số chiều dài so với độ sâu là 1/32.
Qua bài viết trên của Phước An chắc chắn các bạn đã biết được xà gồ là gì? Khoảng cách giữa các đòn tay trong toàn bộ công trình. Mong rằng từ những thông tin cơ bản trên sẽ một phần giúp ích bạn trong thiết kế đòn tay.